Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt – Nhạc Pháp Xưa – “Anh Thì Không” (“Toi Jamais”) – Michel Mallory, Vũ Xuân Hùng

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Thông tin về CS Mỹ Tâm vi phạm tác quyền của NSVũ Xuân Hùng ở cuối bài này, trước các clips nhạc

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc phẩm “Anh Thì Không” (“Toi Jamais”) của Michel Mallory, Vũ Xuân Hùng.

Bạn đang xem: Anh thì không nhạc pháp

Michel Mallory tên thật là Jean-Paul Cugurno – sinh ngày 25 tháng 1 năm 1941 tại Monticello, Haute-Corse; là ca sĩ, nhà viết lời ca khúc người Pháp.

Ông học đàn guitar lúc ông 15 tuổi. Ba năm sau đó, năm 1959, ông bắt đầu sự nghiệp ca hát trong Parisian cabarets. Ông hát ở Don Camillo trong La Villa d’Este, và ở Ma Cousine trong Montmartre. Ông thành lập ban nhạc Les Bop’s khi còn đang học ở Institut D’optique.

Ông khởi sự sáng tác vào thập niên 1960s theo phong cách gần như nhạc đồng quê. Đến thập niên 1970s ông trình diễn trên sân khấu nhưng không toàn thời gian. Ông dành nhiều thì giờ viết lời cho các nghệ sĩ khác và rất nổi tiếng trong lĩnh vực này, đặc biệt nhất là việc ông cộng tác với hai danh ca Sylvie Vartan và Johnny Hallyday.

Trong thập niên 1980s, ông tiếp tục trình diễn và hát bằng tiếng mẹ đẻ Corsican. Ông lớn lên giữa “Corsican village of Monticello” và đảo “Rousse”. Ở tuổi thiếu niên ông tiếp tục học tại Bastia và say mê chơi banh cho đội banh Bastia.

" data-medium-file="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/anhthikhong_michel-mallory-1967.jpg?w=298" data-large-file="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/anhthikhong_michel-mallory-1967.jpg?w=474" class="size-full wp-image-164094" src="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/anhthikhong_michel-mallory-1967.jpg?w=474&h=477" alt="Michel Mallory (1967)." width="474" height="477" srcset="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/anhthikhong_michel-mallory-1967.jpg?w=474&h=477 474w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/anhthikhong_michel-mallory-1967.jpg?w=150&h=150 150w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/anhthikhong_michel-mallory-1967.jpg?w=298&h=300 298w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/anhthikhong_michel-mallory-1967.jpg 497w" sizes="(max-width: 474px) 100vw, 474px" />Michel Mallory (1967).Ông gặp gở Paul Mauriat (lúc Paul Mauriat đang là chủ nhiệm của Barclay) và hai ông cùng nhau phát hành “Dring Dring” (“Banana of Cameroon”), với Leo Missir và Pantys, cùng dàn nhạc orchestra do Pierre Dutour đạo diễn.

Kế đến ông cộng tác đi tour đầu tiên của Claude François trình diễn tại Rose d’Or ở Antibes, Patachou và Eiffel Tower với Alice Dona. Năm 1974, ông thu âm và phát hành “Cow Boy of Aubervilliers”, một nhạc phẩm đem lại thành công lớn cho ông.

Các tác phẩm đầu tiên ông sáng tác cho Claude François và Sylvie Vartan là bước đầu cho sự nghiệp sáng tác ca khúc của ông để rồi đưa đến việc ông sáng tác hơn 1.000 nhạc phẩm nổi tiếng do những sao nhạc thu âm và trình diễn như: Claude François, Sylvie Vartan, Tino Rossi, Jeane Manson, Mireille Mathieu, Joe Dassin, Gérard Lenorman, Mort Shuman, Herbert Leonard, Nicoletta, Daniel Guichard, Line Renaud, Alice Dona, Jean-Luc Lahaye, David Hallyday, Michel Sardou…

Trên cương vị tác giả, Michel Mallory đã được vinh danh trong 10 năm qua và ông là người viết lời chính thức cho danh ca Johnny Hallyday.

Năm 2003 ông xuất hiện trong Rose d’Or tại Olympia.

Michel Mallory sáng tác “Toi Jamais” năm 1976 cho ca sĩ Sylvie Vartan thu âm và phát hành phiên bản Pháp ngữ.

Năm 1992, nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng sáng tác lời Việt cho “Toi Jamais” dưới tựa đề “Anh Thì Không” riêng cho ca sĩ Ngọc Lan và Trung tâm “Mây Production” (Trung tâm “Dạ Lan” cũ) của ông Trần Thăng. Ông Trần Thăng mời thêm ca sĩ Kiều Nga hát chung với Ngọc Lan trên sân khấu “Hollywood Night” cũng trong năm 1992.

Năm 1995, ca sĩ Jeane Manson thu âm và phát hành bản Pháp ngữ “Toi Jamais” trong album “Une Américaine à Paris” của cô.

Năm 2002, minh tinh điện ảnh Pháp – Catherine Deneuve – trình diễn bản Pháp ngữ “Toi Jamais” trong phim “8 Women” do cô đóng vai chính và François Ozon đạo diễn.

" data-medium-file="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2016/08/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng.jpg?w=300" data-large-file="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2016/08/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng.jpg?w=474" class="size-full wp-image-156259" src="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2016/08/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng.jpg?w=474&h=371" alt="Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng." width="474" height="371" srcset="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2016/08/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng.jpg?w=474&h=371 474w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2016/08/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng.jpg?w=150&h=117 150w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2016/08/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng.jpg?w=300&h=235 300w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2016/08/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng.jpg 477w" sizes="(max-width: 474px) 100vw, 474px" />Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng.Giai đoạn 1968 -1970, tại Sài Gòn bùng nổ “Phong Trào Nhạc Trẻ” sau khi nhạc Pháp ồ ạt xâm nhập vào Việt Nam. Giới trẻ Việt Nam yêu nhạc Pháp lâm vào tình trạng bị Pháp hóa. Do đó, một “Hội nghị bàn tròn” được chủ xướng do NS Trường Kỳ (là anh em cột chèo với NS Vũ Xuân Hùng) chủ động mời các bạn nhạc sĩ quan tâm về vấn đề này cùng gặp nhau thảo luận. Trong số này gồm có: Jo Marcel, Nam Lộc, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên, Lê Uyên Phương, Tùng Giang, Kỳ Phát…v.v.

Để rồi sau đó dòng nhạc “Ngoại Quốc Lời Việt” được ra đời với sự xuất hiện của các nhạc sĩ chuyên chuyễn ngữ các ca khúc nổi tiếng quốc tế tham gia tại “Hội nghị bàn tròn” của NS Trường Kỳ đã được giới trẻ Việt Nam đón nhận nồng nhiệt. Nhờ đó, nhiều ca sĩ đã chuyển từ thể loại trữ tình sang thể loại nhạc trẻ rất thành công như: Nguyễn Chánh Tín & Bích Trâm, Minh Xuân & Minh Phúc, Thanh Lan, Duy Quang, Paolo Tuấn, Julie Quang, Carol Kim, Thanh Mai, Cathy Huệ, Pauline Ngọc, Ba Con Mèo, Ba Trái Táo, Blue Stars, Mây Trắng,…

Trong 3 cuốn băng “Tình Ca Nhạc Trẻ 1, 2, 3” để đời của ông và NS Nguyễn Duy Biên (người bạn thân nối khố với ông từ thời Trung Học) dưới thời kỳ “Phong Trào Nhạc Trẻ”, NS Vũ Xuân Hùng chia sẻ:

“Vào thời gian đó tôi suy nghĩ để đẩy mạnh phong trào Việt hoá này lên hơn nữa thì phải phát hành những tập nhạc những đĩa nhạc dành cho giới trẻ, để họ có thể thưởng thức hoặc trình diễn bằng ngôn ngữ Việt Nam nên tôi đã cùng anh Nguyễn Duy Biên (một người bạn nối khố từ thời Trung Học) bắt tay vào thực hiện những cuốn “Tình Ca Nhạc Trẻ”.

Mỗi người chúng tôi lãnh một nhiệm vụ. Tôi, Vũ Xuân Hùng nhận phần chuyển ngữ ca khúc (với tiêu chí là chuyển ngữ chứ không được đặt lời hay chế lời). Chúng tôi mời Nam Lộc, Trường Kỳ, Tùng Giang, Lê Uyên Phương, Kỳ Phát…v.v. hợp tác, cùng các ban nhạc, các ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn thu âm, và anh Nguyễn Duy Biên thì trên cương vị nhà sản xuất (Producer), Kỹ thuật âm thanh (Sound Engineering), kiêm nhà phát hành (Distributor).”

" data-medium-file="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=300" data-large-file="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=474" class="size-full wp-image-164558" src="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=474&h=388" alt="Nhạc sĩ Nguyễn Duy Biên (từ trái sang Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời-nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968)." width="474" height="388" srcset="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=474&h=388 474w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=948&h=776 948w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=150&h=123 150w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=300&h=246 300w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=768&h=629 768w" sizes="(max-width: 474px) 100vw, 474px" />Từ trái sang: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời, nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968. (Ảnh do NS Vũ Xuân Hùng và chị Xuân Hòa cung cấp. Cám ơn anh chị.)Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng là giáo sư dạy ngoại ngữ và triết học tại trường Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Đồng Tiến, sau đó ông về làm tổng thư ký tạp chí Kịch Ảnh. Năm 1970, nhờ vốn ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, ông đã chuyển ngữ hàng loạt ca khúc nước ngoài với ca từ đầy chất thơ, trong sáng được mọi người yêu thích như: “Búp Bê Không Tình Yêu”, “Em Đẹp Như Mơ”, “Chuyện Phim Buồn”, “Lãng Du”, “Xin Em Gõ Ba Tiếng”, “Mong Manh”, “Nụ Hôn Dưới Mưa”, “Dòng Sông Tuổi Nhỏ”, “Anh Thì Không”, “Nói Sao Cho Em Hiểu”.

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng tâm sự: “Người ta ví một bản giao hưởng như cuốn tiểu thuyết, còn ca khúc như một truyện ngắn. Vì vậy, chuyển ngữ từ một ca khúc nước ngoài sang lời Việt quả là không đơn giản chút nào. Thứ nhất, phải cảm cũng như thông được nội dung ca khúc đó, muốn vậy phải có vốn ngoại ngữ. Kế đến, làm việc với cái đầu của một nhà văn, đôi tay nhạc sĩ và trái tim người nghệ sĩ, chuyển làm sao nghe như người Việt sáng tác, điều cần nhất phải tuyệt đối tôn trọng nguyên tác, không nên ‘chế’ lời. Chuyển ngữ là sự sáng tạo bằng ngôn ngữ vừa toát lên chất thơ, vừa mềm, vừa uyển chuyển, phù hợp giai điệu lẫn nội dung”.

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng và gia đình định cư tại Mỹ sau biến cố 30.4.1975, công tác tại đài truyền hình ở bang California (biên tập và đạo diễn các chương trình văn nghệ, phỏng vấn ca sĩ, nghệ sĩ), đạo diễn hai bộ phim “Thói Đời”“Bụi Bonsai”.

Năm 1997, ông trở về Việt Nam “qui ẩn” tại “Phòng trà Văn Nghệ” (Q. Bình Thạnh). Vừa qua, đôi vợ chồng NS Vũ Xuân Hùng – Xuân Hòa chuyển qua địa điểm mới: “Phòng trà ca vũ nhạc kịch Tiếng Xưa” (đường Cao Thắng nối dài).

Xem thêm: Chi Tiết Xe Atv 250Cc - Atv 250Cc Kayo Chuyên Nghiệp

*

Tại “Tiếng Xưa”, ngoài việc biên tập và tổ chức các đêm nhạc, ông còn dựng các vở nhạc kịch dựa theo các bài hát nổi tiếng như: “Hòn Vọng Phu”, “Trầu Cau”, “Cung Đàn Xưa”, “Tiếng Đàn Tôi”, “Tiếng Sáo Thiên Thai”, “Lưu Nguyễn Lạc Thiên Thai”, “Mối Tình Trương Chi”, “Lan và Điệp”…

Gần nửa thế kỷ chuyển ngữ ca khúc, nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng đã góp phần làm phong phú cho đời sống Âm nhạc Việt Nam và giúp nhiều thế hệ ca sĩ tạo dấu ấn trong lòng công chúng mộ điệu. (Theo NS Vũ Xuân Hùng và chị Đinh Thị Xuân Hòa)

Là người bạn đời luôn chung vai sát cánh chia sẻ và hổ trợ cho chồng, chị Xuân Hòa còn là người sáng lập, thiết kế, quản lý và tác giả của các web sites: http://www.phongtratiengxua.com phongtratiengxua.facebookxuanhoadinhthi.facebook

Xin chúc hai anh chị luôn thành công và hạnh phúc.

Nhạc phẩm “Toi Jamais” (Tác giả: Michel Mallory)

Ils veulent m’offrir des voituresDes bijoux et des fourruresToi jamaisMettre à mes pieds leur fortuneEt me décrocher la luneToi jamaisEt chaque foisQu’ils m’appellentIls me disent que je suis belleToi jamaisIls m’implorent et ils m’adorentMais pourtant je les ignoreTu le sais

Homme,Tu n’es qu’un hommeComme les autresJe le saisEt commeTu es mon hommeJe te pardonneEt toi jamais

Ils inventent des histoiresQue je fais semblant de croireToi jamaisIls me jurent fidélitéJusqu’au bout de l’éternité

Toi jamaisEt quand ils me parlent d’amourIls ont trop besoin de discoursToi jamaisJe me fous de leur fortuneQu’ils laissent làOù est la luneSans regret

Homme,Tu n’es qu’un hommeComme les autresJe le saisEt commeTu es mon hommeJe te pardonneEt toi jamais

Tu as tous les défauts que j’aimeEt des qualités bien cachéesTu es un homme, et moi je t’aimeEt ça ne peut pas s’expliquer

Car homme,Tu n’es qu’un hommeComme les autresJe le saisEt commeTu es mon hommeJe te pardonneEt toi jamais.

" data-medium-file="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng1.jpg?w=300" data-large-file="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng1.jpg?w=474" class="size-full wp-image-164098" src="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng1.jpg?w=474&h=370" alt="Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng." width="474" height="370" srcset="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng1.jpg?w=474&h=370 474w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng1.jpg?w=150&h=117 150w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng1.jpg?w=300&h=234 300w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng1.jpg 550w" sizes="(max-width: 474px) 100vw, 474px" />Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng.Nhạc phẩm “Anh Thì Không” (“Toi Jamais” – Lời Việt: Vũ Xuân Hùng)

Bao xa hoa đam mê vây lấy emAnh ta mang đem dâng không tiếc chi. Anh thì không!Cho em lên ngôi cao trong trái timYêu như say như điên theo bước em. Anh thì không!Anh luôn mang cho em giây phút vuiMang cho em câu ca trong sáng tươi. Anh thì không!Bao say mê dâng lên trong mắt kiaNhưng em không yêu, em không tiếc chi em không cần!

ĐK:Thế gian, nghìn đàn ông giống nhauTrọn đời anh cũng như đàn ông khácVì đã yêu thì dù anh thế nàoVạn lần em vẫn thứ tha cho người !!!

Khi nhân gian con tim hay đổi thayCâu yêu đương điêu ngoa trên khóe môi. Anh thì không!Trong nhân gian tim yêu có mấy aiGhen đua nhau cho nhau những đớn đau. Anh thì không!Quên bao năm, quên khi ta có đôiQuên bao nhiêu gian nan ta đã qua. Anh thì không!Khi đêm sâu bao quanh trong tối đenAnh bao dung môi anh như ánh sao trong đêm dài.

ĐK:Thế gian, nghìn đàn ông giống nhauTrọn đời anh cũng như đàn ông khácVì đã yêu thì dù anh thế nàoVạn lần em vẫn thứ tha cho người !!!

Anh ta cho xe hơi với nữ trangCho kim cương thêm bao nhiêu áo lông. Anh thì không!Anh ta cao sang bao nhiêu Mỹ kim,Bao vila, phi cơ đi khắp nơi, Anh thì không!Anh luôn khen em xinh như đóa hoaEm tươi duyên mỗi khi anh ghé thăm. Anh thì không!Anh ta luôn nâng niu âu yếm emNhưng sao em không yêu, không nhớ nhung. Không rung động!

ĐK:Thế gian, nghìn đàn ông giống nhauTrọn đời anh cũng như đàn ông khácVì đã yêu thì dù anh thế nàoVạn lần em vẫn thứ tha cho người !!!

Nhân gian luôn điêu ngoa luôn dối gianLuôn khoe khoang cao sang như chiếm em. Anh thì không!Nhân gian luôn trăng hoa không thủy chung.Nhưng luôn luôn vênh vang câu sắc son. Anh thì không!Trong đê mê yêu đương ra thế gianluôn ba hoa khoa trương những chiến công. Anh thì không!Con tim em không mơ không ước aoBao cao sang, kim cương hay áo lông em không màng

ĐK:Thế gian, nghìn đàn ông giống nhauTrọn đời anh cũng như đàn ông khácVì đã yêu thì dù anh thế nàoVạn lần em vẫn thứ tha cho người !!!

Yêu anh chân thành tiếng yêu ban đầuYêu anh ngây thơ với con tim hồngYêu anh bây giờ đến mai sao nàyKhông ai ngăn chia tình đó muôn đời !!!

Dưới đây mình có các bài:

– Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng: Đã từng có một phong trào chuyển ngữ và Việt hóa nhạc trẻ– Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng – người Việt hóa nhạc ngoại– “Tình ca nhạc trẻ” – Nhạc Pháp của chúng tôi (trích)– Tác giả ‘Anh Thì Không’ tố Mỹ Tâm vi phạm tác quyền, cấm diễn và gỡ bỏ MV– Tác giả ‘Anh thì không’: Đây không phải lần đầu tiên Mỹ Tâm thiếu tôn trọng tôi– ĐỂ KẾT THÚC CHUYỆN CHUNG QUANH CA KHÚC “ANH THÌ KHÔNG” CỦA VŨ XUÂN HÙNG– Mỹ Tâm: Bản lĩnh thực sự hay chỉ là ‘mượn gió bẻ măng’?– Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng: Mỹ Tâm không hề gọi cho chúng tôi– BỨC TÂM THƯ NHÀ BÁO HOÀNG NGUYÊN VŨ GỬI MỸ TÂM– Sự kiện & bình luận: Đừng trơ trẽn thế, Mỹ Tâm!

Cùng với 6 clips tổng hợp nhạc phẩm “Anh Thì Không” (“Toi Jamais”) do các ca sĩ nổi tiếng trên thế giới trình diễn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng

(Theo Wikipédia)

*

Nhạc sỹ Vũ Xuân Hùng: Đã từng có một phong trào chuyển ngữ và Việt hóa nhạc trẻ

(MH thực hiện)

Là tác giả chuyển ngữ của hàng trăm ca khúc nổi tiếng của những thập niên 60-70 tại Sài Gòn xưa. Ca khúc của Vũ Xuân Hùng đã trở nên quen thuộc với khán giả yêu nhạc…

Sau sự vụ bản quyền với ca sỹ Mỹ Tâm, nhóm PV Phununews tiếp tục có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng tác giả của bài Anh Thì Không, để tìm hiểu thêm về gia tài âm nhạc cũng như những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ rất nổi tiếng Sài gòn thập niên 60-70 của ông.

MH – Thưa ông, được biết trước đây ông xuất thân từ một nhà giáo. xin ông cho biết nguyên nhân nào đã đưa đẩy ông từ lãnh vực giáo dục sang lãnh vực âm nhạc, sau đó ông lấn sang phần đất nhạc Trẻ, chuyển ngữ hàng trăm nhạc phẩm nước ngoài đã được các ca sĩ trong và ngoài nước trình diễn và thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ nổi tiếng được đông đảo mọi người yêu thích ?

NS Vũ Xuân Hùng: Tôi xin vắn tắt là vào khoảng thời gian 1972 khi đang dạy học, tôi được ông Quốc Phong giám đốc hãng phim Liên Ảnh mời tôi về làm Tổng Thư Ký cho tờ tuần san Kịch Ảnh để cùng nhà văn Mai Thảo (chủ bút) làm mới cũng như trẻ trung hoá tờ báo Điện ảnh Ca nhạc nổi tiếng này.

Như bạn biết đó trong thập niên 60, 70 nhạc trẻ thế giới ồ ạt du nhập vào miền Nam. Giới trẻ Sài gòn thời ấy rất say mê nghe và thích trình diễn những ca khúc viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.

Thậm chí những ca sĩ và ban nhạc Sài gòn lấy một cái tên nước ngoài đặt cho ban nhạc mình. Chúng tôi lo ngại sự bành trướng của cái phong trào nhạc trẻ này nên đã cùng nhà văn Mai Thảo, nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, Nguyễn Duy Biên phát động một phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ. Với mong ước giới trẻ Việt Nam sẽ tự sáng tác và trình diễn những ca khúc trẻ nước ngoài bằng ngôn ngữ Việt Nam, bởi thế chúng tôi thường tổ chức tại Toà Soạn Kịch Ảnh các buổi “Họp mặt Bàn Tròn Nhạc Trẻ” cùng với sự tham gia của ca sĩ cũng như các ban nhạc trẻ nổi tiếng Sài gòn ngày đó để bàn về vấn đề trên.

Kết quả sau đó là sự ra đời của ban Phượng Hoàng cùng những sáng tác thuần tuý, đậm chất Việt Nam của các nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Ban Mây Trắng (Tuấn Dũng, Trung Hành, Cao Giảng)… Đồng thời các ban nhạc, các nhóm ca cũng đã chuyển sang cái tên nghe Việt Nam hơn như: Ba Con Mèo (The Cats Trio), Ba Trái Táo (The Apple three), Ba Quả Chuông (The Golden Bells), Sao Xanh (The Blue Stars)…

Công sức đóng góp vào phong trào Việt Hoá Nhạc Trẻ là phần chuyển ngữ ca khúc từ tiếng Anh, Pháp, sang tiếng Việt của các nhạc sĩ Phạm Duy, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Kỳ Phát, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên, Lê Hựu Hà, Tuấn Dũng, Trung Chỉnh…

MH – Phải chăng những cuốn băng Tình Ca Nhạc Trẻ 1,2,3 do Vũ Xuân Hùng và Nguyễn Duy Biên thực hiện cũng ra đời vào thời gian này? Thực hiện những cuốn băng đầu tiên này có những khó khăn ra sao?

NS Vũ Xuân Hùng: Vào thời gian đó tôi có suy nghĩ là muốn đẩy phong trào Việt hoá này mạnh lên hơn nữa thì phải phát hành những tập nhạc những đĩa nhạc dành cho giới trẻ, để họ có thể thưởng thức hoặc trình diễn bằng ngôn ngữ Việt nên tôi đã cùng anh Nguyễn Duy Biên, một người bạn nối khố từ thời Trung học, bắt tay vào thực hiện những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ.

*

*

*

*

Mỗi người chúng tôi một nhiệm vụ, Vũ Xuân Hùng nhận phần chuyển ngữ ca khúc, và mời nhạc sĩ Nam Lộc, Trường Kỳ, Lê Uyên Phương, Kỳ Phát, Tuấn Dũng, góp bài cho thêm phong phú. Sau đó chọn các ban nhạc Dreamers, CBC, Mây Trắng, Hammers và các ca sĩ nổi tiếng Sài gòn thu âm. Nguyễn Duy Biên là người bỏ tiền đầu tư nên là nhà sản xuất (Producer) và Kỹ thuật âm thanh (Sound Engineering) kiêm luôn chức phát hành (Distributor).

Rất may khi cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ ra đời thì bà Thuý Nga và ông Tô Văn Lai của Trung tâm Thuý Nga ngày ấy thấy trẻ trung và mới lạ nên đã nhận lời phát hành đồng thời mua đứt những cuốn băng kế tiếp thứ 2, thứ 3 sau đó nên anh đã bớt mệt nhọc lo lắng.

MH – Khi chuyển ngữ những ca khúc nước ngoài và phát hành những cuốn Tình Ca Nhạc Trẻ ông có gặp vấn đề về bản quyền ?

NS Vũ Xuân Hùng: Vào những năm trước 1975, khi muốn xuất bản hay phát hành một bản nhạc hay một cuốn băng nhạc việc đầu tiên chúng tôi phải nộp bản những ca khúc chuyển lời Việt đó cho Phòng thông tin Sài Gòn để họ kiểm duyệt lời của bài hát. Sau vài ngày nếu không có vấn đề gì họ sẽ cấp phép để thực hiện việc thu âm và sản xuất.

Còn chuyện bản quyền thì thời gian đó chế độ miền Nam chưa có Luật Bảo Vệ Bản Quyền hoặc chưa gia nhập công ước Bern nên họ không đặt vấn đề xin phép. Do đó nhạc sĩ Phạm Duy, Nam Lộc, Trường Kỳ, Kỳ Phát, Lê Hựu Hà, Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Duy Biên … chuyển lời Việt cho hằng trăm ca khúc nước ngoài mà không gặp rắc rối gì cả.

Còn sau năm 1975 những ca khúc chuyển ngữ của tôi được các Trung Tâm Ca Nhạc Hải Ngoại sử dụng cho các cuốn Audio và Video nên họ có trách nhiệm xin phép các tác giả nước ngoài.

Tất cả hơn 100 bài hát chuyển ngữ của tôi đều được viết trước năm 1996, khi Việt Nam gia nhập Công ước Bern và trước rất lâu khi Hội Bảo Vệ Tác Quyền Việt Nam ra đời. Hơn 100 ca khúc chuyển ngữ của tôi đã được đăng ký với Hội Bảo Vệ Tác Quyền hơn 10 năm rồi. Bởi thế việc vi phạm với tác giả bản gốc không có tính cách hồi tố.

MH – Những nghệ sĩ hải ngoại khi thể hiện ca khúc do ông chuyển lời Việt, họ có làm tròn trách nhiệm xin phép sử dụng ca khúc đó không?

NS Vũ Xuân Hùng: Không tính đến những ca sĩ ra đĩa CD riêng hoặc hát sân khấu thì các ca sĩ sống ở hải ngoại thường làm việc cho các Trung Tâm lớn như Thúy Nga Paris, Asia và những chương trình lớn họ đều thực hiện những gì cần phải làm.

Hầu như không cần phải đợi nhắc nhở. Chẳng hạn như khi tôi xem một chương trình Trung tâm Thúy Nga Paris By Night họ có sử dụng một nhạc phẩm của tôi cụ thể là cuốn số 121 có bài Hờn Ghen do tôi chuyển ngữ. Thì ngay cả khi Abum chưa ra đã có người mang tiền tác quyền đến tận nhà.

MH – Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này. Chúc ông và gia đình sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc.

*

*

*

" data-medium-file="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=300" data-large-file="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=474" class="size-full wp-image-164558" src="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=474&h=388" alt="Nhạc sĩ Nguyễn Duy Biên (từ trái sang Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời-nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968)." width="474" height="388" srcset="https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=474&h=388 474w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=948&h=776 948w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=150&h=123 150w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=300&h=246 300w, https://mascordbrownz.com.files.wordpress.com/2017/02/nhe1baa1c-sc4a9-nguye1bb85n-duy-bic3aan-te1bbab-trc3a1i-sang-vc5a9-xuc3a2n-hc3b9ng-nguye1bb85n-the1babf-hc6b0ng-nguye1bb85n-duy-bic3aan-vc6b0c6a1ng-c491.jpg?w=768&h=629 768w" sizes="(max-width: 474px) 100vw, 474px" />Từ trái sang: Vũ Xuân Hùng, Nguyễn Thế Hưng, Nguyễn Duy Biên, Vương Đình Thời – nhân chuyến đi Đà Lạt năm 1968).
*