Nội quy lớp học là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Mẫu bảng nội quy lớp học tiểu học? Các bước xây dựng nội quy lớp học? Những nội dung cần có trong nội quy lớp học?


Nội quy lớp học thể hiện các quy tắc, chuẩn mực được áp dụng trong từng lớp học. Dưới sự quản lý của Giáo viên và cán bộ lớp, cần đảm bảo lớp học có trật tự, để việc học tập được diễn ra hiệu quả. Nội quy phải được thống nhất trong cả lớp về nội dung ban hành và yêu cầu áp dụng. Do đó, phải tuân thủ cách thức xây dựng để có được bản nội quy lớp học hoàn chỉnh. Nội quy lớp học triển khai nội quy của trường, bên cạnh các yêu cầu cụ thể đối với tập thể lớp. Các nội quy này không được trái với nội quy của trường cũng như các chuẩn mực chung.

Bạn đang xem: Bảng nội quy lớp học

*
*

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568


Mục lục bài viết


4 4. Các bước xây dựng nội quy lớp học:

1. Nội quy lớp học là gì?

Nội quy lớp học được thực hiện từ bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trong tập thể lớp học, cần có các quy tắc chung được phổ biến, thống nhất. Từ đó giúp hiệu quả học tập và sinh hoạt chung trong tập thể được nâng cao. Ngay từ những ngày đầu tiên vào lớp thì học sinh sẽ được phổ biến về nội quy lớp học. Đây là những quy tắc này học sinh cần phải thực hiện theo trong suốt năm học.

Nội quy lớp học là một nội dung rất quan trọng để nâng cao ý thức, tinh thần và hiệu quả học tập.

Các biện pháp xây dựng nội quy lớp học hiệu quả:

Các nội quy chỉ có hiệu quả khi học sinh tôn trọng và tuân theo chúng. Do đó phải thể hiện được ý nghĩa cũng như mục đích hướng đến của nội quy trong tập thể lớp. Thiết lập các nội quy hiệu quả có thể được thực hiện dễ dàng bằng cách tuân theo 5 đặc điểm sau:

– Tính đơn giản: Các từ ngữ của nội quy nên đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu. Để học sinh thấy được tầm quan trọng, giá trị của việc áp dụng nội quy.

– Đặc trưng: Nội quy lớp học có thể khái quát, triển khai trên tinh thần của nội quy trường. Tuy nhiên phải thể hiện các yêu cầu cụ thể hơn trong quản lý tập thể nhỏ. Từ đó góp phần vào hoàn thành, thực hiện nôi quy trường học. Các kỳ vọng hành vi của học sinh và cần phải được tách riêng biệt, cụ thể hóa.

– Độ rõ ràng: Tránh đặt các nội quy mơ hồ có thể gây nhầm lẫn. Phải xác định nhiệm vụ, các hành vi được làm và nghiêm cấm không được thực hiện. Cũng như cách thức xử lý nếu phát hiện vi phạm. Tránh tính mơ hồ để học sinh lợi dụng hoặc dễ khiến học sinh hiểu lầm khi thực hiện.

– Thực hành: Cụ thể hóa yêu cầu qua những ví dụ thực tế, những minh họa cho các hành vi tốt và xấu. Từ đó khuyến khích học sinh về hành vi tốt, ngăn chặn các hành vi xấu.

– Cam kết thực hiện: Nhấn mạnh tầm quan trọng và yêu cầu của các nội quy trong lớp học. Cho thấy các ý nghĩa của yêu cầu gắn với lợi ích tập thể, lợi ích cho từng cá nhân. Trưng bày chúng ở nơi học sinh có thể nhìn thấy chúng rõ ràng mọi lúc.

2. Các thuật ngữ tiếng Anh:

Nội quy lớp học tiếng Anh là Class rules.

Cách xây dựng nội quy lớp học tiếng Anh là Building classroom rules.


3. Mẫu bảng nội quy lớp học tiểu học:

Nội quy lớp học

Điều 1: Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nói lời hay, làm việc tốt và thực hiện nếp sống văn minh

Điều 2: Thi đua học tốt

– Đi học đúng giờ

– Kỷ luật, chú ý nghe giảng

– Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài

– Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp

Điều 3: Không chạy nhảy, nô đùa trong lớp học, ngoài hành lang

Điều 4: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không vẽ bậy, bôi bẩn lên tường, bán ghế và của cải chung

Điều 5: Khi uống nước phải giữ vệ sinh chung, không được lãng phí

Điều 6: Bảo quản và giữ gìn tài sản đã được trang bị

Đóng mở cửa nhẹ nhàng, tránh va đập vào cửa kính. Bàn ghế kê đúng vị trí quy định. Trước khi về phải tắt các thiết bị điện, tránh lãng phí

Điều 7: Tập thể lớp và cá nhân học sinh thực hiện tốt sẽ được khen thưởng. Nếu vi phạm nội quy sẽ bị phê bình, trừ điểm thi đua, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.


4. Các bước xây dựng nội quy lớp học:

4.1. Bước 1: Giáo viên lấy ý kiến của học sinh về những nội dung cần có trong nội quy lớp học:

Ở bước này giáo viên sẽ chia học sinh trong lớp ra thành những nhóm nhỏ để thảo luận. Học sinh đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi như:

+ Mong muốn của học sinh khi đến trường.

+ Mong muốn lớp mình sẽ như thế nào,…

+ Em có mong muốn gì về bạn bè và thầy cô.

Qua đó hiểu được nguyên vọng của các em để xây dựng nội quy phù hợp. Các ý kiến đóng góp, thể hiện nhu cầu chính đáng sẽ được tiếp thu, thảo luận. Sau đó từng cá nhân sẽ đưa ra ý kiến rồi thống nhất và đưa ra ý kiến của nhóm. Đây là ý kiến chung được nhóm đồng ý, tán thưởng cũng như mong muốn được thực hiện.

4.2. Bước 2: Các nhóm chia sẻ ý kiến và thống nhất ý tưởng:

– Từng nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình cho cả lớp nghe.

– Tổng hợp các ý kiến lên bảng theo hướng xây dựng, mong muốn trong nội quy chung.

– Cả lớp góp ý, điều chỉnh, nhất trí ý kiến chung về các điều mọi người mong muốn để lớp được quản lý tốt hơn.

Giáo viên sẽ tổng hợp lại ý kiến của các nhóm và đưa ra những nội dung cần có trong nội quy lớp học đã được các nhóm thảo luận đưa ra. Trên tinh thần quản lý và dẫn dắt, giáo viên phải định hướng trong nhu cầu tiếp cận nội quy.

4.3. Bước 3: Thống nhất về nội quy lớp học:

Giáo viên cho cả lớp thảo luận chung về nội quy lớp học đã đưa ra; Việc thống nhất này giúp chọn lọc các ý, khía cạnh cần quy định trong nội quy. Học sinh viết ra những nguyên tắc mà các em cảm thấy quan trọng và cần thiết phải có để xây dựng nội quy lớp học. Đây là bước chọn lọc để có được nội quy thống nhất, bao quát cũng như cụ thể nhất.

Xem thêm: Những Mẫu Váy Kẻ Ngang Đen Trắng Đen Giá Tốt Tháng 1, 2022, Váy Kẻ Ngang Đen Trắng

Tổ chức thảo luận chung với cả lớp theo câu hỏi:

– Các hành vi được và không được thực hiện của học sinh.

– Trách nhiệm, công việc cần thực hiện của cả giáo viên và học sinh.

– Mong muốn của học sinh trong mức độ quản lý để có được hiệu quả xây dựng lớp học lý tưởng.

– Những nguyên tắc liên quan đến ứng xử, giao tiếp, kỷ luật và học tập và cả những điều các em mong đợi từ các giáo viên.

4.4. Bước 4: Cam kết thực hiện nội quy lớp học:

Tất cả mọi học sinh trong lớp cam kết thực hiện đúng nội quy đã đặt ra. Sau khi nội quy đã được tổng hợp và chọn lọc mang đến sự hoàn chỉnh.

4.5. Bước 5: Xây dựng quy chế thực hiện nội quy lớp học và các hình thức khen thưởng, kỷ luật:

Nội dung này học sinh sẽ thảo luận, đưa ra ý kiến về việc thực hiện đúng nội quy lớp học thì sẽ được khen thưởng như thế nào, trường hợp vi phạm nội quy thì kỷ luật ra sao,… Chính các biện pháp quản lý này sẽ mang đến thái độ tích cực, trách nhiệm cao của học sinh. Thúc đẩy các học sinh có nhận biết, thái độ chấp hành nội quy chung hiệu quả.

Như vậy để nội quy lớp học được học sinh thực hiện một cách nghiêm túc và tự giác thì khi soạn thảo nội quy lớp học thì cần thực hiện đầy đủ theo những bước như trên. Đặc biệt cần thể hiện ý nghĩa, hiệu quả và các giá trị học sinh có thể nhận được. Cho các em thấy được các lợi ích hay hình thức kỷ luật thực tế trong thực hiện nội quy.

Khi cho học sinh tham gia vào việc xây dựng nội quy lớp học như trên sẽ khiến học sinh thực hiện tốt nội quy hơn. Các em hiểu mục đích, lý do vì sao nội quy được áp dụng trong tập thể. Vì thế sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội quy và nội quy đó là do chính học sinh đề ra và có cam kết thực hiện.

5. Những nội dung cần có trong nội quy lớp học:

Vấn đề thường được nhiều giáo viên quan tâm là khi soạn thảo nội quy lớp học cần phải có những nội dung gì. Cũng như các nội quy cần triển khai về vấn đề, khía cạnh quản lý khái quát, toàn diện nhu thế nào.

Ví dụ khi soạn thảo nội quy học sinh trường trung học cơ sở cần có:

+ Tên trường,

+ Số…-NQ: Giúp xác định các nội quy đang được áp dụng. Cũng như thực hiện việc ghi chép, quản lý chung trong hoạt động của cơ sở giáo dục;

+ Có quốc hiệu tiêu ngữ và ngày tháng năm.

Trong đó, xác định các yêu cầu trong tác phong, nề nếp, trong học tập. Tùy thuộc vào các cấp học mà quy định trong nội quy cũng khác nhau.

Nội quy lớp học đối với học sinh Trung học sẽ gồm các nội dung như:

1/ Kính trọng người lớn, lễ phép với thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè; không đánh nhau gây mất đoàn kết trong lớp học; không nói tục, chửi bậy.

2/ Đi học đúng giờ (có mặt ở trường trước 15 phút khi buổi học bắt đầu), nghỉ học phải có lý do, phải có giấy xin phép được phụ huynh ký xác nhận.

3/ Đến lớp học: phải học bài và làm bài tập đầy đủ; phải có đủ đồ dùng học tập; đầu tóc, quần áo gọn gàng nghiêm túc, mặc đồng phục theo đúng quy định của nhà trường; giữ gìn vệ sinh chung của lớp của trường; không xả rác, vứt rác bừa bãi; có ý thức giữ gìn bảo vệ của công.

4/ Học sinh có mặt trong lớp sau khi kết thúc hiệu lệnh báo hiệu bắt đầu tiết học. Trường hợp lớp chưa có giáo viên thì phải giữ trật tự, lớp trưởng hoặc bí thư lên báo cáo với ban giám hiệu.

5/ Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài; không được nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp. Chỉ được phát biểu hoặc trình bày ý kiến khi được giáo viên cho phép.

6/ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể.

7/ Tất cả học sinh phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các điều trong nội quy học sinh. Nếu vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định xử lý học sinh vi phạm của trường.

Tùy theo mỗi cấp học khác nhau thì có thể có những nội dung khác nhau trong nội quy lớp học sao phù hợp với lớp học và cấp học. Giáo viên có thể tham khảo hai mẫu nội quy được trình bày bên trên.