Xem chủ đề liên quan: Mốc sương, héo muộn, sương mai, Phytophthora Infestans, bệnh mốc sương héo muộn, bệnh mốc sương cà chua khoai tây, mốc sương cà chua khoai tây, phòng và trừ bệnh mốc sương khoai tây, mốc sương
*

*

Mốc sương cà chua, khoai tây

Cây khoai tây có nguồn gốc phát sinh từ Nam Mỹ, sau đó được lan truyền đến châu Âu. Từ Châu Âu, khoai tây được du nhập vào châu Á và các khu vực khác trên thế giới. Bệnh Mốc sương có nguồn gốc phát sinh đầu tiên đầu tiên ở Nam Mỹ, sau đó ở Châu Âu vào năm 1830 và trở thành nạn nhân nghiêm trọng ở các nước Tây Âu trong những năm 1845 - 1848. Bệnh cũng phá hoại nghiêm trọng, gây thiệt hại kinh tế khá lớn ở nhiều nước trồng khoai tây trên thế giới.

Bạn đang xem: Bệnh mốc sương cà chua

Ở nước ta bệnh mốc sương phổ biến ở tất cả các vùng trồng khoai tây và gây hại lớn nhất so với các loại bệnh nấm hại khác nhau trên cây khoai tây.

Triệu chứng gây bệnh mốc sương (héo muộn) cà chua, khoai tây (Phytophthora Infestans)

- Bệnh mốc sương gây hại ở tất cả các bộ phận của cây.

*
*
*

Bệnh mốc sương (héo muộn) Phytophthora Infestanstrên cây cà chua

- Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mép lá chóp lá, tạo vết xám xanh nhạt sau đó lan rộng vào phiến lá. Phần giữa vết bệnh chuyển sang màu nâu đen và xung quanh vết bệnh thường có lớp cành bào tử màu trắng xốp bao phủ như một lớp mốc trắng như sương muối làm cho lá chết lụi nhanh chóng.

- Bệnh hại ở cuống lá, cành và thân, lúc đầu là vết nâu hoặc thâm đen, sau đó lan rộng bao quanh và kéo dài thành đoạn. Bệnh làm cho thân cành thối mềm và dễ bị gãy gục.

- Củ khoai tây cũng bị nấm gây hại, chuẩn đoán bệnh ở ngoài củ thường dễ nhầm lẫn với một số bệnh thối củ cùng gây hại. Khi chuẩn đoán cắt ngang chỗ bị bệnh: bệnh do nấm mốc sương có vết nâu xám ở phần vỏ củ, đôi khi còn xen kẽ các vết nâu ăn sâu vào ruột củ. Trường hợp khi có một số vết tương tự khó phân biệt với nhau, tiến hành ủ bệnh ở nhiệt độ 20 độ C và ẩm độ bảo hòa, vết bệnh mốc sương sẽ hình thành lớp nấm mỏng trắng xốp.

Nguyên nhân gây bệnh mốc sương cà chua, khoai tây (Phytophthora Infestans).

- Nấm gây bệnh làPhytophthora Infestans .

- Sợi nấmPhytophthora Infestans có cấu tạo đơn bào, hình thành vòi hút hình trụ hoặc hình cầu trong quá trình ký sinh trong tế bào cây.

- Sinh sản vô tính của nấm tạo ra cành bào tử phân sinh và vào tử phân sinh lộ ra trên bề mặt vết bệnh, đặc biệt là ở mặt dưới lá bệnh. Cành bào tử không màu, phân nhiều nhánh so le với nhau, trên mỗi nhánh có nhiều vết lồi lõm, đây là đặc điểm riêng biệt của cành bào tử nấmPhytophthora Infestans so với các loàiPhytophthora khác.

- Bào tử phân sinh hình trứng hoặc hình quả chanh yên có núm nhỏ ở đỉnh bào tử. Kích thước trung bình của bào tử phân sinh là 22 - 32x16-24 micrromet. Bào tử phân sinh có 2 kiểu nảy nầm, nảy mầm gián tiếp khi nhiệt độ môi trường trong khoảng 12 - 18 độ C, thích hợp là 14 - 18 độ C và nảy mầm trực tiếp thích hợp ở 20 - 24 độ C.

- Sinh sản hữu tính tạo ra bào tử trứng nhưng chỉ xảy ra trong điều kiện rất lạnh và kéo dài. Ở các nước có điều kiện nhiệt đới nóng ẩm chưa tìm thấy giai đoạn hữu tính trong chu kỳ phát triển của nấm.

- Phytophthora Infestans là loài ký sinh chuyên tính, nấm có khả năng phát triển trên môi trường nhân tạo đặc biệt nghiêm ngặt. Môi trường nuôi cấy nấm cần phải có antibiotic và nhiệt độ khoảng 14 - 18 độ C.

Biện pháp phòng trịbệnh mốc sương (héo muộn) Phytophthora Infestans trên cây cà chua:

- Tránh canh tác trong mùa mưa.

- Tạo điều kiện thông thoáng cho ruộng cà.

- Không trồng liên tục nhiều vụ hoặc nhiều năm trên cùng một ruộng.

- Áp dụng Ridomil Gold, Copper Zinc theo khuyến cáo.

Xem thêm: Tam Thất Mật Ong Cách Chế Biến Và Cách Sử Dụng Đơn Giản Tại Nhà

ĐỐI VỚI CÂY KHOAI TÂY

Triệu chứng gây bệnh mốc sương (héo muộn) Phytophthora Infestans trên cây khoai tây:


Là bệnh phổ biến và gây tác hại lớn nhất hiện nay tại các vùng trồng khoai tây. Bệnh gây hại nghiêm trọng và giảm năng suất khoai tây.

*

Triệu chứng gây bệnh mốc sương (héo muộn) Phytophthora Infestanstrên cây khoai tây

*

(A) Bệnh mốc sương trên thân lá; (B) Bệnh mốc sương hại trên củ

- Bệnh gây hại trên các bộ phận trên và dưới mặt đất của cây như: lá, thân, rễ, củ.

- Trên lá: lúc đầu là một đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, không có ranh giới rõ rệt ở mép lá. Sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn, màu nâu đen, có ranh giới rõ rệt. Mặt dưới lá có lớp trắng xốp. Bệnh nặng làm toàn bộ phiến lá bị khô.

- Trên thân cành: vết bệnh không đều, có màu nâu, thâm đen, ngày càng lan rộng ra xung quanh và kéo dài dọc theo thân, cành, cuống lá. Vết bệnh bọc quanh từng đoạn thân, hơi lõm sâu. Thân cành bị bệnh tóp nhỏ lại, thối mềm và dễ gãy.

- Trên củ: vết bệnh không có hình dạng nhất định, có màu nâu-nâu xám, hơi lõm sâu vào bên trong. Cắt ngang chỗ bị bệnh thấy vỏ củ có màu nâu ăn sâu vào tới ruột củ theo những vệt nâu rõ. Sau một thời gian vết bệnh hình thành lớp nấm trắng xốp.

Điều kiện phát sinh phát triểnbệnh mốc sương (héo muộn) Phytophthora Infestanstrên cây khoai tây:

- Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết ẩm độ cao và nhiệt độ thấp.

- Đầu tiên bệnh phá hại ở lá, sau đó đến thân và củ. Bào tử từ bộ phận trên mặt đất được nước rửa trôi thấm vào trong đất, tiếp xúc với củ qua vết thương, mắt củ. Củ càng gần mặt đất càng dễ bị bệnh.

- Củ khoai tiếp tục bị bệnh trong thời gian bảo quản.

- Nguồn bệnh truyền từ vụ này sang vụ khác thường bằng sợi nấm tiềm sinh ở trong củ bệnh và tàn dư cây bệnh.

- Khi nhiệt độ xuống thấp từ 18-22oC, độ ẩm không khí cao bệnh phát triển mạnh.

- Sự phát triển của bệnh còn chịu ảnh hưởng về mức độ phân bón, đặc biệt là phân hóa học, điều kiện canh tác và bảo quản khoai tây giống. Phân Kali làm tăng tính chống bệnh. Đất trũng, khó thoát nước bệnh có thể bị nặng hơn.

Biện pháp phòng và trừ bệnh mốc sương (héo muộn) Phytophthora Infestanstrên cây khoai tây:

- Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

+ Vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa loại bỏ các lá già, lá bệnh cho vào hố ủ phân và đậy kỹ bằng các nguyên liệu dày khác. Bởi vì bào tử vẫn có thể lan truyền từ hố ủ phân nếu hố bị mở.

+ Chọn củ giống không bị bệnh mới đem ra trồng.

+ Nên trồng mật độ vừa phải, chú ý trong mùa mưa. Bố trí hướng luống theo đông tây tạo điều kiện cho ánh nắng xuyên vào nhanh làm ráo những giọt sương trên lá ngăn ngừa bào tử nảy mầm.

+ Bón phân cân đối, bón lót là chính, bón thúc sớm.

+ Bệnh mốc sương gây hại nặng vào mùa mưa.

- Biện pháp hóa học:

+ Dùng một số loại thuốc:Mancozeb+Metalaxyl:(Rinhmyn 680WP),Difenoconazole:(Score 250EC);Trichoderma viride: (Biobus 1.00WP);Copper Hydroxide: (Copperion 77WP),Copper Oxychloride+ Zineb: (Zincopper 50WP);Zineb:(Zineb Bul 80WP),Benomyl+ Zineb(Benzeb70 WP),Fosetyl-aluminium(Aliette 800 WG).