Cũng như các loại cây khác, cây thầu dầu cũng nằm trong danh sách các loại cây có nhiều tác dụng về nhiều lĩnh vực, mỗi cây là một vẻ, một tác dụng khác nhau. Nhưng nhìn chung, chúng đều là cây mọc hoang hoặc được trồng xung quanh chúng ta rất đỗi gần gũi và quen thuộc.

Bạn đang xem: Cây thầu dầu mọc ở đâu


I. Giới thiệu về cây Thầu dầu

Tên thường gọi:Cây thầu dầuTên gọi khác:Cây đu đủ tíaTên khoa học:Ricinus communisHọ thực vật:Cây thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae)Nguồn gốc xuất xứ:Cây nguồn gốc từ vùng đông nam Địa Trung Hải, Đông Phi.Nơi sống:Thầu dầu thường mọc ở bãi bồi ven sông, ven suối, và các khu rừng nhiệt đới.Phân bố:Ở nước ta cây thầu dầu chủ yếu phân bố ở các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lào Cai.Tuổi thọ:Sống lâu nămThời gian nở hoa:Cây thầu dầu ra hoa vào tháng 3 – 8Màu sắc của hoa:Màu đỏ, trắngBao gồm các loại cây:Cây thầu dầu tía và thầu dầu trắng.
*
Cây thầu dầu chủ yếu phân bố ở các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lào Cai tại nước ta

II. Đặc điểm của cây Thầu dầu

Kích thước: Cây thầu dầu là cây thân gỗ mềm, nhỏ, đường kính thân cây chỉ tầm 10cm, bên trong thân rỗng, cây chỉ cao khoảng 1 – 2m. Thân cây có nhiều đốt to nhỏ không đều.Vỏ: Vỏ cây thầu dầu thường nhẵn bóng.Lá: Lá to gần giống lá đu đủ, có 7 – 9 thùy chân vịt sâu, gân lá to, mép lá có răng cưa, cuống dài, khi lá già úa vàng là lúc cả cuống và lá đều rụng. Trên cùng một cây nhưng lá lại có màu khác nhau: Đỏ đậm, đỏ nhạt, xanh.Hoa: Hoa thầu dầu ra theo dây thẳng đứng ở ngọn hay ở nách lá, hoa thầu dầu có màu trắng hoặc đỏ tùy theo từng loại cây.Cành: Cành thầu dầu thường mềm rất dễ gãy, mỗi cành lại được phân thành nhiều nhánh nhỏ, hoa và quả được phân bố đều khắp các nhánh và cành của cây.

Xem thêm: Đầu Karaoke Arirang Dh 3600 4 Lỗ, Hàng Nhập Khẩu Nguyên Con

Quả: Quả thầu dầu có màu xanh lục hoặc màu đỏ, có gai mềm trông giống như trái chôm chôm, trong lõi chứa 3 hạt. Hạt hình bầu dục, mặt nhẵn, có nhiều vân đỏ hoặc nâu đen. Cây ra quả vào tháng 3 – 8.

III. Tác dụng của cây Thầu dầu

1. Tác dụng chữa bệnhHầu hết các bộ phận của cây thầu dầu đều có tác dụng chữa bệnh. Lá giã nát bọc lên vùng đau như trán, thái dương có tác dụng giảm đau rất tốt.Hạt của cây có chứa độc tố Ricin, nên không dùng bằng đường uống mà chỉ dùng để đắp, bôi ngoài da. Hạt thầu dầu thường được hấp sấy ở nhiệt độ cao để lấy tinh dầu chữa các bệnh về mắt rất tốt như: Khô mắt, đục thủy tinh thể…Tinh dầu thầu dầu dùng bôi ngoài da còn có tác dụng nhuận tràng, thông đại tiện, giảm được chứng táo bón lâu ngày.Ngoài ra tinh dầu này còn được sử dụng để chữa các bệnh về da như: Viêm da, lở loét, mụn nhọt, làm tan các ổ áp xe (nhiễm trùng).Rễ cây thầu dầu cũng được dùng để chữa phong tê thấp, viêm sưng đau các khớp2. Tác dụng khácTinh dầu thầu dầu được dùng để tẩy rửa ruột trước khi nội soi dạ dày, trước khi phẫu thuật đường tiêu hóa.Tinh dầu này cũng được dùng trong lĩnh vực làm đẹp của phụ nữ như: Xóa các vết nám, đồi mồi, bôi để kích thích mọc lông mi…Lá thầu dầu còn dùng để làm thức ăn trong chăn nuôi tằm.Dầu từ cây thầu dầu cũng được ứng dụng trong ngành hóa chất, và còn được dùng làm nguyên liệu chất đốt, thuốc nổ.Sợi vỏ của thân có thể dùng làm dây thừng, làm giấy.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Thầu dầu

1. Cách trồng câyVì hạt cây thầu dầu có độc tính nên phải trồng cách xa nhà, tránh tầm tay của trẻ nhỏ.Chọn đất màu mỡ, ẩm, rồi đào đất rộng hay hẹp sao cho phù hợp với bầu rễ cây, lót một chút phân chuồng hoai mục đảo đều với đất, đặt cây giống, vùi đất chặt để tránh gió lay làm đứt rễ cây.
*
Cây thầu dầu dễ trồng và lưu ý tránh trồng cây vào mùa đông cây sẽ phát triển kémTránh trồng cây thầu dầu vào mùa đông cây sẽ phát triển kém.Khoảng cách cây cách cây và hàng cách hàng là 2m vuông để tránh tán cây chạm nhau.2. Cách chăm sóc câyNước tưới phải đều đặn 2 lần/ ngày, nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao cây phải được che nắng hoàn toàn, tránh héo, rụng lá.Phân cũng phải được đảm bảo ít nhất 2 lần trong năm, dùng bón lót và bón thúc cho rễ cây khỏe cây phát triển nhanh từ đó rút ngắn thời gian thu hoạch.Thầu dầu cũng có sâu, bọ hại cây như: Bọ nhảy hại hoa, bọ ve, bọ cánh tơ hại lá nên cần phải kiểm tra cây đều đặn, phun phòng và trừ sâu kịp thời.Trên đây là những thông tin quan trọng và cần thiết nhất để cung cấp cho bạn đọc, mong bạn đọc hãy tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để tránh xảy ra sai lầm không đáng có nhé!
*

By Kim Chung

Xin chào, Mình là Chung. Hi vọng rằng với những nội dung chia sẻ về Trồng trọt, chăn nuôi và làm vườn sẽ giúp các bạn phát triển nông nghiệp tốt nhất.

View all of Kim Chung"s posts.

2 comments


*
Thiên Trường viết:

Hiện nay mình đang tiến hành trồng 100ha tại Tây Ninh, đang trong quá trình ủ giống. mong Chị có thể hỗ trợ hướng dẫn mình kỹ hơn.