Dù bạn đang muốn tăng hoặc giảm cân thì yếu tố quan trọng quyết định là lượng calo nạp vào cơ thể nhiều hay ít hơn lượng calo đốt cháy qua việc tập luyện hàng ngày. Nếu biết cách tính lượng calo nạp vào có thể giúp bạn duy trì cân nặng ổn định và nắm bắt được nhịp độ tập luyện thể dục.

Bạn đang xem: Tính lượng calo tiêu thụ

Việc tính calo giúp bạn tăng, giảm hoặc duy trì trọng lượng như ý muốn, hiểu rõ được nhu cầu cụ thể của bản thân và có kế hoạch tập luyện cho thích hợp. Sau đây là cách tính calo hàng ngày bạn có thể tham khảo để điều chỉnh cân nặng cho bản thân.

I. Calo là gì?

1. Calo là gì?

Calo là đơn vị thường dùng để tính năng lượng trong đồ ăn, thức uống nạp vào cơ thể hàng ngày để giúp duy trì các hoạt động như đi lại, làm việc, học tập, suy nghĩ, vận động…

*

Nếu calo nạp vào hàng ngày không dùng hết sẽ được cơ thể lưu trữ dưới dạng chất béo, và điều này khiến bạn tăng cân theo thời gian. Và ngược lại, nếu bạn ăn ít calo hơn so với việc vận động thì bạn sẽ giảm cân.

2. Phân biệt giữa Calo và Kcal, giữa Calorie và Calories

a. Phân biệt Calo và Kcal

Thực chất Calo và Kcal (Kilocalories) là một và đều là Calories. Ở Việt Nam và Mỹ thường gọi là Calo, ở Anh thì gọi là Kcal.

1 Calories = 1 Calo = 1Kcal = 1 kilocalorie.

b. Calorie và Calories có gì khác nhau?

Calories = 1000 Calorie.

Xem thêm: Đầm Hoa Xòe Dễ Thương Chiều Được Lòng Các Cô Nàng Bánh Bèo &Ndash; Marc

Calorie: Được gọi là calorie nhỏ, thường dùng trong nghiên cứu khoa học…

Calories: Thường gọi là calories lớn, kilogram calorie; Đây là đơn vị chúng ta thường dùng để đo lượng calo trong khẩu phần ăn uống, dinh dưỡng thực phẩm và mức năng lượng mà cơ thể nạp vào mỗi ngày.

Do đó, ta có thể hiểu rằng 1 Calories = 1 Calo = 1 Kcal = 1000 Calorie.

II. Công thức tính calo tiêu thụ hàng ngày

1. Cách tính lượng calo tiêu thụ hàng ngày

Lượng calo cần thiết mà cơ thể cần nạp vào hàng ngày là TDEE (Total Daily Energy Expenduture) bao gồm lượng calo nền (tức là năng lượng khi cơ thể nghỉ ngơi) và chế độ vận động, tập luyện của bạn theo công thức là: TDEE = BMR x R

- Trong đó, tỷ lệ BMR (Basal Metabolic Rate) là lượng calo nền phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, độ tuổi và giới tính.

+ Ở Nam: BMR = (13,397 x N) + (4,799 x C) – (5,677 x T) + 88,362

+ Ở Nữ: BMR = (9,247 x N) + (3,098 x C) – (4,330 x T) + 447,593

- R là chỉ số calo vận động, tập luyện mà cơ thể cần thiết trong một ngày được tính như sau:

+ Ít vận động (Người chỉ ăn, ngủ, làm việc văn phòng): R = 1,2

+ Vận động nhẹ (Người tập luyện thể dục 1 – 3 lần/tuần): R = 1,375

+ Vận động vừa (Người vận động hàng ngày, tập luyện 3 – 5 lần/tuần): R = 1,55

+ Vận động nặng (Người vận động thường xuyên, chơi thể dục thể thao và tập luyện từ 6 – 7 lần/ tuần): R = 1,725

+ Vận động rất nặng (Người lao động phổ thông, tập luyện thể dục 2 lần/ngày): R = 1,9

*

Vậy cách tính của một bạn nam tên A 20 tuổi cao 1m65, nặng 55kg và tập luyện 3 – 5 lần/ tuần có cách tính lượng calo cần nạp hàng ngày như sau:

+ BMR: 88,362 + (13,397 x 55) + (4,799 x 165) – (5,677 x 20) = 1503.492

+ Tổng calo mà bạn nam này cần nạp vào cơ thể hàng ngày là: TDEE = 1503.492 x 1.55 = 2330.4126 calo

Do đó, nếu bạn A muốn tăng cân thì nên nạp vào cơ thể lượng calories lớn hơn 2330.4126 calo từ 10 – 20%. Còn nếu bạn A muốn giảm cân thì cần ăn ít hơn 2330.4126 calo và siêng năng tập thể dục.

2. Lượng calo trung bình cần nạp vào cơ thể hàng ngày

Tùy vào cơ địa của từng người, độ tuổi cân nặng mà có mức nhu cầu năng lượng khác nhau. Sau đây là bảng liệt kê có mức độ chính xác tương đối về nhu cầu năng lượng trung bình theo độ tuổi và giới tính:

*

Trên đây là cách tính lượng calo cần thiết bạn cần nạp vào cơ thể trong một ngày, từ đó giúp cho bạn kiểm soát được lượng calo tiêu thụ trong cơ thể, giúp giữ gìn vóc dáng và sức khỏe một cách hiệu quả.