Chuyện dạy và học ở huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) thật sự là thử thách khi từ cơ sở vật chất đến điều kiện sinh hoạt đều sơ sài, thiếu thốn một cách khó tin.

Bạn đang xem: Sập sệ hay xập xệ

Bạn đang xem: Sập sệ hay xập xệ

Mới đầu buổi chiều nhưng không khí lạnh đã bao trùm ngôi trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tê Xăng (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông). Ngôi trường nằm trên đỉnh một quả đồi, quanh năm gió thốc.

Lớp đặc biệt trong phòng học đặc biệt

Nằm nép mình bên những dãy nhà xây, một lớp gồm những em học sinh đặc biệt đang được các thầy cô uốn nắn từng nét chữ, giảng từng bài toán trong phòng học cũng hết sức đặc biệt.

Nói lớp học đặc biệt là vì đây là lớp bồi dưỡng kiến thức cho 14 học sinh chưa đọc, viết được từ lớp 1 đến lớp 5. Còn phòng học đặc biệt là vì xung quanh được ghép bằng những tấm bìa gỗ cũ kỹ gắn vào các cột cũng làm bằng gỗ.

Nếu không có những bộ bàn ghế học sinh và phần mái được làm bằng những tấm tôn thì nhiều người có thể lầm tưởng rằng đây là chuồng nuôi gia súc của người dân. Ở trường tiểu học này có đến 2 phòng học như vậy.


*

Một phòng học đặc biệt tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tê Xăng.

Khi chúng tôi tìm tới, cô giáo Lê Thị Thao đang hướng dẫn các em tập đọc, khi em này đã đọc được, cô lại sang em khác cầm tay chỉ từng nét chữ. Trong căn phòng học xập xệ này, gió đang thốc từng đợt lạnh như cắt nhưng nhiều học sinh mặc rất phong phanh, trên người chỉ độc chiếc áo thun ngắn tay.

Thỉnh thoảng lạnh quá, một số em khoanh tay trước ngực rồi thoa nhanh hai cánh tay cho ấm. Phải ngồi học trong lớp học "đặc biệt" như thế này hẳn các em sẽ khó mà tiến bộ được nếu không có sự tận tâm của các thầy cô.

Theo cô Thao, dạy học và ngồi học ở phòng học này cả giáo viên và học sinh đều khổ. Do phòng học tạm trống hoác nên nhiều khi chó, gà vào phóng uế đầy ra bàn. Tới giờ học, cô trò đều phải hì hụi xách nước rửa, lau chùi.

"Phòng được làm bằng gỗ tạm nên mưa thì nước chảy vào nhếch nhác. Mùa đông thì gió rét lùa vào lạnh buốt" - cô Thao tâm sự.

Không chỉ vậy, mỗi khi có gió mạnh hay bão thì cô và trò phải nghỉ học vì sợ lớp học sập.

Thầy A Vôn - hiệu trưởng nhà trường - cho biết do trường không có phòng nên mới phải để học sinh học trong 2 phòng tạm bợ đó. Ngoài ra, nhà trường còn phải mượn nhà dân, mượn phòng của UBND xã Tê Xăng để lấy chỗ ở cho giáo viên.

Không phải học trong phòng tạm nhưng tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Măng Ri (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) lại thiếu chỗ ở cho giáo viên và học sinh trầm trọng.

"Nhà trường phải bố trí các phòng chức năng để tận dụng chỗ ở nhưng vẫn không đủ. Thấy thế, các phụ huynh đã dựng tạm các căn phòng cho con em ở" - thầy Tưởng Văn Quang (hiệu trưởng nhà trường) cho biết.

Ngoài 2 trường trên, tình trạng học sinh phải học trong các phòng học tạm bợ, cũ kỹ tiềm ẩn nguy cơ đổ sập đều có ở hầu hết xã trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.

Nhiều điểm trường "3 không"

Không chỉ thiếu phòng học, phòng học tạm bợ, tại huyện Tu Mơ Rông có nhiều trường còn không có nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, nhà ăn bán trú. Những trường này được các giáo viên, người dân gọi vui là "trường 3 không".

Thầy Lê Văn Hoàn - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tu Mơ Rông - thống kê toàn huyện còn 25 nhà ăn bán trú tại các trường chưa được xây dựng, đang sử dụng nhà tạm; 90 điểm trường chưa có nhà vệ sinh, sân chơi, hàng rào...

"Năm vừa rồi, phòng cố gắng lắm mới làm được khoảng 140 công trình vệ sinh tạm bằng tôn, tấm bê-tông tại các điểm trường để các em sử dụng" - thầy Hoàn nói.

Theo thầy Hoàn, trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Văn Xuôi (xã Văn Xuôi) là một trong những trường khó khăn nhất về nước sinh hoạt. Thầy Lê Văn Giang - phó hiệu trưởng nhà trường - nói nhiều năm qua, các giáo viên phải phân công nhau đi xin nước nhà dân, hứng nước mưa, nhiều lúc khó khăn quá, giáo viên phải xuống suối lấy nước.


*

Hai thầy giáo trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Văn Xuôi phải vào nhà dân xin từng can nước về trường sinh hoạt.

Khi chúng tôi tìm tới, 2 giáo viên của trường là thầy Phan Thanh Giản và thầy Phạm Ngọc Phương đang đến nhà dân xin từng can nước để chở về trường sinh hoạt, nấu ăn.

"Lâu nay, các giáo viên phải xuống nhà dân thay nhau xin nước về cho học sinh bán trú tắm giặt, nấu cơm. Còn các giáo viên muốn tắm, giặt phải xuống nhà dân và trụ sở UBND xã" - thầy Giản nói.

Xem thêm: Nơi Bán Kệ Chén Inox 4 Tầng Giá Rẻ, Uy Tín, Chất Lượng Nhất, Kệ Chén Inox 4 Tầng Chất Lượng, Giá Tốt 2021

Theo thầy Giang, nhà trường cũng có một giếng đào nhưng rất ít nước.

Không chỉ thiếu nước, nhiều trường còn không có nhà vệ sinh. Để khắc phục, các trường phải đào hố, quây tôn lại cho học sinh và giáo viên đi vệ sinh.

Đã cấp kinh phí

Ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, cho biết trước thực trạng tại một số điểm trường thiếu phòng học, huyện đã giao cho xã, phòng giáo dục và đào tạo tìm diện tích đất để xây dựng.

Tuy nhiên, những vấn đề như thiếu nước, nhà vệ sinh thì không thể khắc phục được ngay mà phải khảo sát rồi khắc phục từng bước.

"Riêng trong năm 2017, đã đầu tư 3 tỷ đồng để sửa chữa và xây mới nhà vệ sinh, đường ống nước. Mới đây, UBND tỉnh đã cấp hơn 2,7 tỷ đồng để tiếp tục làm nhà vệ sinh ở các điểm trường. Trong năm 2018, huyện tiếp tục đầu tư cho các điểm trường còn lại, dự kiến đến năm 2019 sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nước và nhà vệ sinh" - ông Mười nói.

Giáo viên, học sinh vùng cao Quảng Ngãi đối mặt hiểm nguy vì núi lở

Núi lở ở nhiều nơi gây nguy hiểm cho hàng nghìn giáo viên, học sinh trên đường đến trường vào mùa mưa lũ.


*

Chuyện học ở bản Khó, bản Nghèo

0 4

Được đặt tên là bản Khó, bản Nghèo bởi xuất phát từ cái nghèo, cái khó của người dân nơi đây.


*

Người thầy của cậu bé tý hon cao 56 cm

2 2 4

Thầy Đặng Văn Cương (Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Ba, Quảng Ngãi) thương cảm trước sự khó khăn, thiếu thốn của học sinh nên vận động phụ huynh cho các em đến trường ở nội trú.


*

Lớp học xóa tái mù chữ đặc biệt ở Nghệ An

0 39

Khát khao con chữ, dù ban ngày lên rẫy vất vả, phụ nữ dân tộc Thái ở Nghệ An vẫn cần mẫn học đánh vần, tập viết dưới ánh đèn lờ mờ trong lớp học tạm.

Tâm sự của ông bố ở nhà trông con 4 mùa dịch

0

"Nhiều người thì vứt iPad, TV cho trẻ xem cả ngày rồi bảo "tôi ở nhà với nó suốt có stress đâu". Cái đó dễ quá, tôi không thích làm", một phụ huynh ở Hà Nội chia sẻ.


Đề thi Toán vòng 2 vào THPT chuyên Khoa học Tự nhiên khó

0

Giáo viên nhận xét đề thi Toán vòng 2 của trường THPT Khoa học Tự nhiên khó, phổ điểm rơi vào khoảng 5-5,5 điểm.


Trưởng phòng GD&ĐT lên tiếng vụ học trò nghèo bị ‘giam’ học bạ

0 2

Vì không có tiền đóng quỹ, cậu học trò nghèo ở Cư Jút (Đắk Nông) bị hiệu trưởng “giam” học bạ. Ít ai biết, sau giờ lên lớp, nam sinh lớp 6 phải nhặt rác, phụ ông bà chăn bò.

02:06

Chất thải của hành khách trên máy bay được xả đi đâu?

0

Nhờ lực hút chân không cực mạnh cùng lớp nhựa trơn trượt, toilet máy bay luôn được giữ sạch sẽ và không mùi.

00:40

Phòng chấm thi vào lớp 10 được ghi hình liên tục

0

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, bắt đầu từ ngày 17/6, sẽ tổ chức chấm thi các môn thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022.

02:27

Có gì bên trong một con ngao?

0

Chiếc chân có thể kéo dài giúp ngao di chuyển dưới đáy biển và đào lỗ ẩn nấp trên mặt đất.


Nam Định đẩy lịch thi lớp 10 sớm một tháng

0

UBND tỉnh Nam Định vừa có văn bản gửi Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố, về việc điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10 năm 2021.


Người mẹ dậy làm việc từ 4h khi ở nhà trông con mùa dịch

0

Một tháng rưỡi qua, gần như ngày nào, chị Ngọc Linh cũng dậy từ 4h, tranh thủ làm việc khi con chưa tỉnh giấc. Một khi hai đứa con thức, chị không thể tập trung làm việc.


Nữ diễn viên Việt Nam nổi danh tại châu Âu gần 100 năm trước

0


Thông tin mới về học sinh nghèo bị hiệu trưởng giữ học bạ

0 3

Chủ tịch huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông, cho biết huyện sẽ xử lý vụ việc Hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Huy Tập giữ học bạ của học sinh vì không có tiền đóng quỹ.