Tầm quan trọng của giao tiếp nơi công sở là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, để đạt được khả năng giao tiếp thông minh và tinh tế là điều không hề dễ dàng. Chắc hẳn, bạn đã từng nghe câu nhận xét “chị ấy rất khéo léo và thông minh” hoặc “cô bé đó thật vô duyên”. Đây là những nhận xét mà người khác thông qua cách giao tiếp, ứng xử đưa ra. Vì thế, nắm chắc tình huống giao tiếp nơi công sở dưới đây là điều rất cần thiết.

Bạn đang xem: Tình huống giao tiếp trong công sở


*

Đối đáp mềm mỏng, ý nghĩa sâu xa

Thẳng thắn là cách trình bày quan điểm của bản thân nhanh chóng và chính xác với người đối diện. Đây cũng là kịch bản giao tiếp nơi công sở được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không phải tình huống nào, thẳng thắn cũng phù hợp. Vì thế, ông cha mới có câu “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tình huống giao tiếp nơi công sở mềm mỏng nhưng sâu xa chính là phê bình hoặc phản đối ý kiến của người khác.

Lúc này, thay vì bày tỏ sự khó chịu hay cáu gắt, to tiếng, bạn hãy nhẹ nhàng trò chuyện với họ, trình bày ý kiến riêng của bản thân. Tuy nhiên, lời nói và ý diễn đạt cần mang thông điệp sâu xa là chỉ ra lỗi sau và cách khắc phục cho người đối diện.

Đồng nghiệp tỏ tình

Đây là một ví dụ tình huống giao tiếp nơi công sở điển hình. Khi làm việc và tiếp xúc với nhau, việc nảy sinh tình cảm là điều không thể tránh khỏi. Lúc này bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhận lời hay từ chối tỏ tình của đồng nghiệp. Bởi khi bạn ra bất kỳ quyết định nào đều ảnh hưởng tới khả năng tập trung, sự thiên vị hoặc che chở lỗi lầm cho nhau, hay sự ngượng ngùng,… Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn quy định nhân viên không được hẹn hò với nhau. 

Vì thế, khi được đồng nghiệp tỏ tình mà bạn không có tình cảm với đối phương, bạn hãy giải quyết dứt điểm bằng cách nói rõ ràng là bản thân không muốn hẹn hò với người cùng công ty.

Đề xuất tăng lương

Trong quá trình làm việc và thăng tiến của bản thân, đề xuất tăng lương là tình huống giao tiếp nơi công sở xuất hiện không dưới 2 lần. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là thời điểm thích hợp để đưa ra lời đề xuất tăng lương. Bạn hãy chọn những lúc tâm trạng sếp đang tốt hoặc bạn đang là “ngôi sao” trong mắt sếp và đồng nghiệp. Không nên đòi hỏi tăng lương khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hay các dự án đang gặp vấn đề.

Khi đề xuất tăng lương, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng bằng cách tìm hiểu mức đãi ngộ trung bình trong lĩnh vực của bạn, mức lương mà các đồng nghiệp được tăng lương trong thời gian gần đây. Khi bị từ chối, bạn cũng đừng bực tức mà hãy hỏi sếp điều kiện và thời gian dự kiến được tăng lương để gia tăng quyền lợi của mình.

Xem thêm: In Đề Can Giá Rẻ Tphcm - In Tất Cả Các Loại Decal Giá Rẻ Đẹp

Xin lỗi và đền bù cho khách hàng

Trong công việc, xảy ra sai sót là điều không thể tránh khỏi. Đây không phải là lúc tranh cãi xem ai sai? ai là người phải chịu trách nhiệm mà hãy đề ra giải pháp, xử lý tình huống giao tiếp nơi công sở, đặc biệt là khi xảy ra sai sót với khách hàng.

Lúc này, cần nhanh chóng nhận lỗi để xoa dịu khách hàng, đồng thời thể hiện thành ý và cam kết của doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng một số câu nói như: “Chúng tôi xin lỗi vì đã để ra sai sót này”, “Chúng tôi xin lỗi vì đã gây ra bất tiện này”, “Chúng tôi rất tiếc về những phiền phức đã gây ra cho quý công ty”, “Chúng tôi xin lỗi về sự chậm trễ của đơn hàng”,…

Bên cạnh đó, để xử lý kịch bản giao tiếp nơi công sở này, bạn cần cam kết đền bù, sửa chữa sai lầm với một số gợi ý như: “Công ty chúng tôi cam kết có thể tìm ra nguyên nhân”, “Chúng tôi sẽ phân bố kỹ thuật viên lành nghề đến lắp đặt thiết bị cho bạn”, “Bạn có thể đổi nó với món hàng đồng giá khác”,…

Khoe tiền lương, tiền thương

Các doanh nghiệp hiện nay đều bảo mật, công bằng với năng lực, lương thực nhận và các khoản thưởng của nhân viên. Trong môi trường công sở, bạn cần có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử phù hợp. Khoe tiền lương, tiền thưởng là hành động thiếu tế nhị. Điều này có thể khiến bạn sẽ bị cô lập bởi các đồng nghiệp khác. 

Tán gẫu quá nhiều

Khi nêu các ví dụ tình huống giao tiếp nơi công sở, các chuyên gia thường nhắc đến việc “tán gẫu” nơi công sở. Với 8 tiếng làm việc, tán gẫu trò chuyện là điều cần thiết vào những lúc rảnh rỗi. Việc tán gẫu có thể giúp giải tỏa áp lực và thắt chặt tình đồng nghiệp hơn.

Tuy nhiên, bạn đừng quá lạm dụng điều này sẽ làm mất điểm trước sếp và đồng nghiệp. Đừng để bản thân gánh biệt danh “bà tám” nơi công sở khi đang có một núi công việc đang chờ bạn giải quyết.

Nói xấu đồng nghiệp

Là tình huống giao tiếp nơi công sở không hiếm gặp nhưng lại là điều tốt kỵ ở bất kỳ công ty nào. Nếu đang không hài lòng với đồng nghiệp, bạn có thể trao đổi hoặc góp ý thẳng thắn với họ. Không nói xấu hoặc chia bè kết phái trong công ty.

Sử dụng điện thoại di động

Vào cuộc họp hay gặp gỡ khách hàng, bạn nên chuyển điện thoại sang chế độ im lặng. Thật khó chịu và khiếm nhã khi có tiếng chuông điện thoại reo trong lúc sếp hay đồng nghiệp đang phát biểu, hoặc khách hàng đang trò chuyện.

Trên đây là một số ví dụ tình huống giao tiếp nơi công sở phổ biến mà bạn thường gặp phải. Trên thực tế, trong môi trường làm việc ở công ty, sẽ có rất nhiều kịch bản diễn ra khác nhau, bạn phải thật linh hoạt để giải quyết tốt nhất nhé!